Việc cho bọn trẻ tiếp xúc sớm với nghệ thuật là một bước ngoặc tuyệt vời cho tương lai của các em sau này. Triết lý dạy vẽ cho các em khá đơn giản: Tham gia, truyền cảm hứng và dạy tư duy nghệ thuật đi kèm với kỹ thuật, môn học phù hợp với lứa tuổi. Chúng ta có thể ứng dụng một số các mẹo ưu tiên trong việc giáo dục môn vẽ cho các em để giúp cho bài học trở nên đặc sắc hơn.
Sau đây là top các mẹo trong việc dạy vẽ cho trẻ mầm non
# 1 Loại bỏ bút chì và tẩy
Nên giảm cường độ sử dụng bút chì và tẩy nhiều lần trong lớp học, trừ một số bài học dành cho những bé lớn hơn. Vì sao lại như vậy?
Thực tế, khi bút chì áp dụng vào hầu hết các bản vẽ, các em luôn thích vẽ những chi tiết nhỏ trước. Thế là mấy nhóc vẽ không đúng và không hài lòng, thế là vẽ lại, dẫn đến tẩy nhiều lần và cuối cùng lớp học kết thúc trước khi các em chưa có bất kỳ thứ gì trên giấy của mình. Thêm vào đó, các em có thể sử dụng thêm bút màu hoặc bút marker để di chuyển nhanh hơn, cứ thế vẽ và sẵn sàng chấp nhận mắc “những sai lầm”. Phần lớn trong nghệ thuật thường chú trọng vào quá trình vẽ mà không quan tâm về các chi tiết.
# 2 Pha màu lên giấy chứ không phải trên các palette
Hãy cung cấp cho các em bộ màu và một pallete cá nhân để có thể dành nhiều giờ pha màu và tìm ra những màu sắc hoàn hảo. Nếu bạn có nhiều thời gian thì nên làm như thế! Nhưng nếu bạn đang ở lớp, với 30 nhóc trong cùng khoảng thời gian ngắn; hãy khuyến khích các em pha màu trên giấy. Kết quả giành được sẽ tốt hơn, với lại cũng dễ dọn dẹp hon nhiều!
# 3 Thời gian yên tĩnh 10 phút
Sau khi đưa hướng dẫn, giấy được giao và các em bắt tay vào bài của mình trong thời gian yên tĩnh tầm 10 phút. Đây chính là thời gian của chúng, cơ hội để suy ngẫm về việc đang làm cũng như đắm mình trong nghệ thuật. Và có lẽ là quan trọng nhất trong tất cả, không cho phép các nhóc nói chuyện qua lại với nhau trong 10 phút đấy. Phương pháp yên tĩnh này rất hiệu quả cho sự tập trung sáng tạo của trẻ. Tuy chỉ 10 phút, nhưng dần dần trẻ sẽ có thói quen tự im lặng để suy nghĩ. Tập cho trẻ tính tập trung cao độ vào việc đang làm.
# 4 Học cách vẽ tốt và chấp nhận phạm sai lầm
Phương pháp này khá tuyệt khi thực hiện. Giáo viên sẽ giúp các em tham gia bài học bằng cách vẽ và trình bày các bản vẽ đơn giản. Giáo viên đưa ra rất nhiều ví dụ như nếu chúng ta đang làm bài về hoa lá; hãy vẽ mỗi bài một phong cách khác nhau và thế là cho ra kết quả: một số ngớ ngẩn, một số trông hoạt hình và một số có thể trông “hơi dị”. Thôi thì cứ tự buồn cười vào “những sai lầm” của mình: bảo các em hãy thoải mái với các sai lầm đó và mình sẽ chỉ cho chúng cách biến sai lầm thành một thứ gì đó hay ho khác.
Về phần giáo viên thì các thầy cô cũng nên chuẩn bị nhiều tờ hướng dẫn vẽ trong tập giáo án, chỉ riêng cho các giáo viên (không nhất thiết cho trẻ). Điều quan trọng hãy thể hiện tư duy nghệ thuật của mình và truyền cảm hứng cho học trò của bạn.
# 5 Chọn chủ đề thú vị
Tất cả chúng ta đều muốn các học sinh vào lớp vẽ của mình, mong chờ một bài học thú vị và mang lại nhiều niềm hứng khởi cho các em khi làm bài. Bạn sẽ rất thích nhìn vào biểu cảm của mấy nhóc trong lúc các em tập trung vào chủ đề của bài. Thường thì mấy nhóc sẽ mỉm cười và bảo:”Ồ, khó ta!” nhưng rồi các em biết các em có thể làm được điều đó. Và khi các em có được sự tự tin, sẽ có những nhóc khác cũng háo hức theo và muốn để tham gia vào buổi học của bạn.
# 6 Sử dụng 1/2 tờ để tiết kiệm thời gian
Hãy sử dụng giấy vẽ tiêu chuẩn 12″ x 18″ cho các bài làm; nhưng nếu cắt đôi giấy, thời gian các em hoàn thành có thể ít hơn. Nó không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm nguồn giấy. Bài học của bạn có thể sử dụng được trên các trang giấy nhỏ hơn. Do đó, đừng ngần ngại sử dụng khổ giấy nhỏ hơn nhé.
# 7 Đường nét, viền nét
Bí kíp để làm nên một một dự án nghệ thuật “ngon lành cành đào” là hoàn tất đường viền, chúng sẽ giúp cho tác phẩm của bạn bật lên. Nếu bạn đang vẽ bằng bút chì và sau đó quyết định vẽ bằng màu nước, thì khó để giữ được độ tương phản trừ khi có một mảng tối ở đâu đó trong bài. Sử dụng bút đen không thấm nước; phấn màu đen hoặc thậm chí dùng cọ nhỏ tô màu đen. Tất nhiên, nó sẽ làm nên sự khác biệt. Và không nhất thiết phải là màu đen, hãy thử thêm màu xanh hoặc thậm chí là màu đỏ.
# 8 Tham quan bảo tàng
Đôi khi, cũng cần cho các em thay đổi hoạt động trên lớp. Việc dẫn các em đi viện bảo tàng sẽ giúp cho các em được quan sát và chiêm ngưỡng những bức tranh đẹp lung linh. Hãy cho mấy nhóc tự nhận xét rằng bức tranh nào là đẹp; bức tranh nào là thích nhất. Từ đó, trẻ sẽ hào hứng hơn trong việc quan sát và nhận định mỹ thuật. Tại lớp, ta cũng có thể chuẩn bị nhiều tấm bảng lớn để trưng bày tác phẩm của các em. Điều này sẽ giúp trẻ thêm tự tin và tự hào về sản phẩm của mình.
Để các bé có thể phát triển những mẹo trên, Jolla Art luôn có những khóa học dành cho lớp thiếu nhi để giúp các em có thể nắm được những kỹ năng sáng tạo nghệ thuật cũng như phát triển tư duy nhiều hơn trong lĩnh vực này.
Bài Viết Liên Quan:
- JOLLA CHIA SẺ
- PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG GIÁO ÁN DẠY VẼ THIẾU NHI
- CÓ PHẢI CHO BÉ HỌC VẼ SỚM LÀ TỐT
PINTEREST: 86 HÌNH HANDMADE FOR KIDS
Tag: dạy bé vẽ người, dạy bé vẽ ngôi nhà, dạy bé học vẽ, dạy vẽ con vật, dạy bé vẽ hình đơn giản, dạy vẽ người, dạy bé 4 tuổi học vẽ, tranh con vật cho bé học